Free Fire

"Ngày xưa khi tôi lên lớp sáu là bắt đầu được xếp hạng. Đang từ cấp I vô tư, vào lớp 6 được một, hai lịch thi đấu

【lịch thi đấu】Bỏ xếp hạng, căn cứ nào để học sinh phấn đấu học tập?

"Ngày xưa khi tôi lên lớp sáu là bắt đầu được xếp hạng. Đang từ cấp I vô tư,ỏxếphạngcăncứnàođểhọcsinhphấnđấuhọctậlịch thi đấu vào lớp 6 được một, hai tháng tôi bị xếp hạng 49/56. Đó là một cú sốc lớn và tôi cũng đã bị bố mẹ trách mắng nhiều.

Tuy nhiên, nhờ thế mà tôi cố gắng hơn và thấy được sự tiến bộ của bản thân qua từng thứ hạng sau đó. Đến lớp 7 tôi đã lần đầu vào top đầu của lớp. Tuy nhiên, bản thân tôi không bao giờ quên lần xếp hạng đầu tiên đó vì nó như một bước ngoặt. Tôi ủng hộ việc tiếp tục xếp hạng".

Độc giả Mai Hoang Thinhchia sẻ từng bị sốc khi xếp top cuối lớp và xem đó là bước ngoặt để phấn đấu sau bài viết Xếp hạng học sinh 'không có gì xấu'.

Bạn đọc có nickname thandieudaihiep1980kể câu chuyện phụ huynh nhìn vào xếp hạng, điểm số để tạo áp lực cho học sinh:

"Nhớ thời đi học cấp II, tôi học đều các môn. Đến một ngày tôi đứng xếp hạng trên đứa bạn cùng lớp, cô ruột dắt bạn ra tận nhà tôi, mượn sổ liên lạc của tôi ra xem rồi đánh bạn trước mặt tôi.

Thời 'trẻ trâu' ấy các bạn nghĩ tôi có vui hay hãnh diện điều đó không? Không. Hoàn toàn không. Học với nhau từ nhỏ nên tôi biết bạn học giỏi Toán nhất lớp và năm đó bạn vẫn là người đại diện lớp đi thi học sinh giỏi cấp quận môn Toán.

Đường tôi tôi cứ đi, bạn cũng vậy và hai đứa tiếp tục vào lớp chuyên ở cấp III vẫn chơi với nhau, vẫn cạnh tranh nhau nhưng không cần phải nhìn vào điểm số hay thứ hạng của nhau".

Theo khảo sát VnExpress thực hiện ngày 21/10, 70% trong hơn 2.700 người trả lời ủng hộ việc này. Dù vậy, nhiều nhà giáo nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõi phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách làm.

Độc giả Van Hieu Nguyenbăn khoăn, nếu bỏ xếp hạng học sinh thì làm sao biết được năng lực học tập của con:

"Tôi cũng chỉ biết năng lực học tập của con thông qua xếp hạng. Bỏ rồi thì cũng chẳng biết cháu đang ở đâu trong việc theo đuổi kiến thức của chương trình học. Việc xếp hạng có thể không phù hợp với cách nghĩ của người này nhưng nó lại là thước đo và có ích với người khác.

Con tôi vẫn thường nói chuyện so sánh điểm với các bạn trong lớp và phấn đấu quyết tâm nên cũng tốt. Trẻ con mau quên, cái gì tích cực thì nên duy trì, đừng theo xu hướng và đám đông. Cái cần cân nhắc là đừng quá nặng nề phê vào học bạ thì hơn, vì nó không khác gì bản án đã tuyên mà không sửa chữa được".

Tại nhiều nước, việc xếp hạng học sinh bằng điểm số vẫn phổ biến và có ý nghĩa nhất định ở trường trung học. Chẳng hạn Mỹ, các trường công thường có hai bảng xếp hạng theo trường và bang. Em nào giỏi hơn sẽ được học trường tốt hoặc hưởng trợ cấp tài chính cao hơn. Một số đại học Mỹ còn đưa ra yêu cầu cụ thể về thứ hạng của học sinh trong lớp hoặc trường.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cho biết nếu không có dữ liệu này, giáo viên sẽ không biết em nào tiến bộ, em nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời. Dữ liệu này cũng có ý nghĩa trong việc tư vấn các em chọn trường đại học vừa sức.

Đây cũng là quan điểm của bà Thùy Dương. Tuy nhiên, cách làm phù hợp, theo bà Quỳnh và Bà Dương là thay vì công khai danh sách của cả lớp rồi phát cho phụ huynh, giáo viên có thể thông báo riêng tới từng em và bố mẹ.

Đồng ý với những quan điểm trên, độc giả Thanh Phamnêu:

"Những dữ liệu như điểm số, thứ hạng là dữ liệu nhạy cảm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh nên là tốt nhất vẫn nên có nhưng không thể công khai được, của ai người đấy biết thôi.

Những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới họ không bao giờ công khai điểm của học sinh. Cuối năm cuối cấp thì tuyên dương những bạn đứng đầu còn không chê bai những bạn có thứ hạng thấp hơn. Tâm lý thành tích trong giáo dục đã quá ăn sâu vào nhiều thế hệ trong khi giá trị thực chất của giáo dục (kỹ năng cuộc sống, kỹ năng xã hội, áp dụng kiến thức, giáo dục thể chất...) nhiều khi không được chú trọng bằng".

Bạn đọc có nickname trantu1231997cho rằng "xếp hạng không có gì xấu, chỉ xấu ở cách thức công bố xếp hạng":

"Hãy xem bảng xếp hạng học sinh như bảng lương khi đi làm vậy, ai biết của người đó thôi, không công bố công khai. Các học sinh hoặc các phụ huynh cũng nên bớt tò mò xem bạn này bạn kia được hạng bao nhiêu. Học sinh cần tập trung phấn đấu để xếp hạng cao hơn chính mình trong quá khứ là tốt rồi. Trong một lớp học với nhau, các cháu sẽ tự biết được bạn nào giỏi hơn, trội hơn mà không cần các con số khô khan đó".

Độc giả vuphuongthanh1306có con học cấp I, II ở Nhật Bản chia sẻ:

"Tôi thấy giáo dục Nhật như thế này: thầy cô giáo dạy ở trường không dạy thêm, học sinh sẽ tự đi học thêm ở các trung tâm mở bên ngoài ( nếu cần thiết). Buổi họp phụ huynh chung chỉ để thông tin các vấn đề chung chứ không thông tin về thành tích học tập.

- Đối với học sinh cấp I: Ưu tiên rèn luyện tính tự giác, tự lập, vui thích đến trường, kỹ năng sống, thể thao, chưa áp lực học kiến thức. Vẫn có bài tập về nhà hàng ngày, số lượng vừa đủ không quá nhiều. Các bài kiểm tra vẫn có chấm điểm nhưng chỉ để biết đúng sai và sửa lại cho đúng chứ không ghi vào học bạ.

Cuối kỳ, cuối năm không xếp loại giỏi , khá... mà sẽ đánh giá từng môn theo mức độ A (hoàn thành tốt), B (hoàn thành), C (cần cố gắng). Khả năng học tập của từng học sinh sẽ được trao đổi riêng chứ không công khai trước toàn lớp hay buổi họp phụ huynh.

- Đối với học sinh cấp II: Học tập bắt đầu khó dần và áp lực hơn. Mỗi học kỳ sẽ tập hợp điểm số bài kiểm tra rồi đánh giá học lực từng môn theo thang điểm từ 1 đến 5( ví dụ đạt 90-100/100 điểm sẽ được đánh giá cao nhất là 5). Phiếu đánh giá cuối kỳ chỉ phát riêng cho từng học sinh biết kết quả của mình. Các phụ huynh và học sinh không biết của nhau.

Sau mỗi bài kiểm tra cuối kỳ thầy cô đều dựa trên kết quả điểm để xếp hạng thứ tự nhưng chỉ thầy cô biết, không công khai với phụ huynh và học sinh. Học sinh nào muốn biết thì hỏi riêng thầy. Học sinh vẫn tự biết thứ hạng của mình để biết phấn đấu cố gắng".

Chốt lại vấn đề, độc giả nickname thandieudaihiep1980- người chia sẻ câu chuyện cậu bạn bị cô ruột đánh vì xếp hạng kém, nói:

"Mấu chốt vẫn là tư duy của các bậc phụ huynh. Chính họ đặt nặng xếp hạng và điểm số rồi làm khổ con em mình chứ có phải do nhà trường hay nền giáo dục đâu?".

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap